Lô 10, KCN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu – HCM

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu – HCM

Đầu tháng 3/2022, Viện Phát Triển Và Ứng Dụng Vật Liệu Âm Thanh – DASM đã nhận được lời mời khảo sát đo tiếng ồn và tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho một số phòng tại Dự án Khách sạn Sotetsu TP.Hồ Chí Minh với tổng diện tích gần 800 m2, thiết kế 120 phòng, 19 tầng nổi và 2 tầng hầm, theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế khách sạn 4*, theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư là Tập đoàn SOTETSU, một trong những tập đoàn lớn tại Nhật Bản chuyên về đầu tư quản lý khách sạn; Nhà thầu chính Vinata International đã tin tưởng và lựa chọn Viện Phát Triển Và Ứng Dụng Vật Liệu Âm Thanh – DASM làm đơn vị trực tiếp khảo sát tiếng ồn và tư vấn các giải pháp cách âm tiêu âm cho dự án quan trọng này.

Dù mới được thành lập năm 2021, song Viện Phát Triển Và Ứng Dụng Vật Liệu Âm Thanh – DASM luôn là lựa chọn tốt nhất cho kiểm định chất lượng công trình về khả năng cách âm và tiêu âm. Với các thiết bị đo đạc hiện đại nhất trên thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư được đào tạo bài bản chuyên sâu về âm thanh, chúng tôi tự tin mang lại cho khách hàng những giải pháp và dịch vụ chuyên nghiệp về âm thanh, âm học công trình. Không những vậy chúng tôi còn tư vấn thi công và những vật liệu cách âm, vật liệu tiêu âm đạt tiêu chuẩn để thi công về cách âm tiêu âm đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao

1. Tiêu chuẩn đo tiếng ồn

Kiểm tra tham số Tiêu chuẩn
Truyền âm thanh trong không khí giữa các phòng trong tòa nhà

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM

ISO 16283 ISO 140

ASTM E-336

ISO 354

ISO 717

Tính toán tiêu chí tiếng ồn (NC) ISO 3382

Kiểm tra tham số Tiêu chuẩn
Sàn tác động nặng

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM

JIS A 1418

 

Theo tiêu chuẩn ISO 16283, ISO 140, báo cáo bao gồm cho mỗi phép đo đo cường độ âm trung bình L1 và L2 trên dải tần số. Dựa trên những thông số này để đánh giá khả năng cách âm của vách, tường hay bất kỳ vị trí nào. Hệ số NC được xác định thông qua mức ồn nền trong từng vị trí đánh giá. Hệ số TL phải dựa trên diện tích hấp thụ do không gian phòng đã được trang bị một số nội thất cho phép tăng khả năng cách âm của phòng.

2. Phòng đo

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Mặt bằng tầng 4 dự án

Ba phòng sẽ được đo âm thanh để xác định hệ số NC và TL bao gồm P. 404, P. 406, và P. 407 (xem bản vẽ mặt bằng).

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu – HCM

Thực tế khảo sát

Thông số P 407 P 406 P 404
Thể tích tính toán [m3] 49.81 41.56 41.76
Diện tích mặt kính lớn [m2] 9.126 11.61 9.018
Diện tích tường thạch cao [m2] 10.9 N / A 8.91
Diện tích cửa chính [m2] 3.86 3.86 3.86
Kích thước cửa kính lớn [m2] 1,55 x 2,42 1,55 x 2,42 1,55 x 2,42
Kích thước cửa nhà vệ sinh [m2] 1,94 x 2,4 0,8 x 2,4 0,8 x 2,4
Kích thước cửa chính [m2] 0,9 x 2,2 0,9 x 2,2 0,9 x 2,2

 3. Hệ số NC

Tiếng ồn xung quanh phát sinh từ không gian trống, hoặc xung quanh tòa nhà – chẳng hạn như hệ thống điều hòa không khí, tiếng ồn giao thông, v.v. – không chỉ gây khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi cho người ở mà còn làm giảm năng suất, sự tập trung, do đó dẫn đến mức độ nhất định, ảnh hưởng đến an toàn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.

NC (Noise Criterion) – Tiêu chí tiếng ồn hoặc Đường cong NC là cách mô tả mức tiếng ồn đo được trên phổ tần số từ, 63,5Hz đến 8kHz. Chúng hữu ích trong việc xác định mức độ tiếng ồn do các hệ thống cơ khí như động cơ, trong các môi trường nhạy cảm với tiếng ồn như khách sạn và bệnh viện.

Tiêu chí xác định các giới hạn trên của mỗi phổ dải octa không được vượt quá.

Phân loại Áp dụng Mức NC đề xuất
Dân cư Nhà riêng hoặc căn hộ 25-35
Nhà ở ngoại ô 25-30
Phòng ngủ 20-30
Phòng khách 25-35
Khách sạn Phòng hoặc dãy phòng riêng lẻ 25-35
Phòng họp hoặc phòng tiệc 25-35
Khu vực dịch vụ và hỗ trợ 45-50
Hội trường, hành lang, hành lang 40-45
Khu         vực

công cộng

Phòng xử án 30-40
Thư viện 35-40
Nhà thờ, Nhà thờ Hồi giáo, Đền thờ 30-35
Nhà máy Khu vực sản xuất 40-65
Quản trị viên / Kế toán 40-46
Văn phòng Phòng họp / hội nghị 25-35
Phòng riêng 30-35
Khu vực văn phòng chung 40-45
Máy kinh doanh / Máy tính 40-45
Khu vực nghỉ ngơi / Phòng chờ 40-45
Bệnh viện và Phòng khám Khoa X quang 35-40
Vận hành rạp hát 25-30
Khu phòng bệnh 35-40
Các phòng thí nghiệm 35-40
Phòng tư vấn / Phòng khám 35-40
Hành lang / Khu vực công cộng 40-45
Khu thương mại Rạp hát 30-35
Các nhà hàng 45-50
Studio ghi âm / Phát sóng âm thanh / Truyền hình TV 15-20
Phòng biểu diễn / Hòa nhạc / Recital 15-20
Sân vận động thể thao 45-55
Spa / Trị liệu da mặt / Trung tâm mát-xa 25-35
Cửa hàng bán lẻ 40-45
Phòng tập thể dục / Tập luyện 40-45
Trường học Hội trường 35-40
Phòng học 35-40

4. Hệ sô TL

TLD: Transmission Loss Difference: Sự chênh lệch về mức năng lượng bị tổn thất qua tường cách âm.

Mỗi bức tường cách âm với chất liệu và kết cấu khác nhau sẽ có mức độ thất thoát năng lượng khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta có thể thiết kế những mẫu vách ngăn khác nhau. Suy hao đường truyền sẽ có xu hướng tăng ở tần số cao và ở tần số thấp, có thể tăng khả năng cách âm bằng các biện pháp bổ sung thích hợp.

Sau khi âm thanh sự cố chạm vào một rào cản (bức tường, vách), ba cơ chế xảy ra đồng thời: Phản xạ, hấp thụ, và xuyên qua tường. Một phần âm thanh tới bị phản xạ trở lại nguồn, một phần bị vật cản hấp thụ và âm thanh còn lại được truyền tới không gian ở phía đối diện của vật cản. Suy hao truyền dẫn là thuật ngữ được sử dụng để mô tả hoạt động của rào cản như cách âm giữa hai không gian, với suy hao truyền dẫn ngày càng tăng tương ứng với việc tăng hiệu suất của rào cản âm thanh. Nó được đưa ra bởi:

Trong đó WI là công suất âm thanh (watt) sự cố trên tường và WT là công suất âm thanh truyền tới không gian ở phía đối diện của vật chắn.

5. Phương pháp đo và quá trình đo

a. Phương pháp

Một cách tổng quát, chúng ta sử dụng máy đo mức âm thanh để đo cường độ âm thanh trong không gian trong nhà, bên cạnh nguồn âm thanh. Nguồn âm này sẽ tạo ra một cực sóng hình cầu lớn hơn mức âm nền để xác định khả năng cách âm của tường (hệ số TLd). Máy đo mức âm thanh sẽ được sử dụng để xác định đồng thời hệ số NC và TLd.

b. Quá trình đo

Xác định hệ số NC

Trang thiết bị: 1 Máy đo mức âm thanh Nor140.

Các kết quả: . Các mức độ ồn khác nhau được đo bằng tiếng ồn trong nhà.

Quy trình:

  • Sử dụng Máy đo mức âm thanh (SLM) để đo các mức độ ồn khác nhau tại 6 điểm khác nhau với mỗi phòng.
  • Giá trị trung bình của cường độ âm thanh trong phòng sẽ được xác định. Dựa vào hệ số trung bình này để xác định nhân tố NC.

Xác định hệ số TL

Trang thiết bị: 1 Máy đo mức âm thanh Nor140 và 1 Loa âm thanh OMNI 4 ”.

Kết quả: Đường cong kết quả TL trên dải tần

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Phương pháp xác định khả năng cách âm của tường

Quy trình:

  • Bước 1: Đo âm nền của phòng nhận và phòng nguồn, thiết lập cường độ âm của nguồn lớn hơn âm nền của phòng tối thiểu khoảng 20 dB.
DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Vị trí đo quanh phòng được mô tả trên mặt bằng
  • Bước 2: Xác định kích thước của phòng tiếp nhận, phòng nguồn âm và tường kích thước mà chúng ta muốn xác định hệ số TLd. (Sw)
  • Bước 3: Đo mức âm trong phòng nguồn tại ít nhất 6 điểm khác nhau (lưu ý đến khoảng cách đo và khoảng cách đến tường) khi bật OMNI 4 ’’. (L1)
  • Bước 4: Đo mức âm thanh trong phòng nhận tại ít nhất 6 điểm khác nhau (lưu ý đến khoảng cách đo và khoảng cách đến tường) khi OMNI 4 ’’ bật nguồn. (L2)
  • Bước 5: Đo thời gian vang trong phòng tiếp nhận ít nhất 6 điểm khác nhau (lưu ý đo khoảng cách và khoảng cách với tường). (T)
  • Bước 6: Đo âm thanh nền của phòng tiếp nhận. (Lb)

 6. Vị trí đo

Mỗi phòng sẽ được xác định 6 vị trí đo ở những điểm bất lợi nhất về âm thanh, nơi có những sự biến động không ổn định về cường độ âm. Một môi trường thiếu đồng nhất sẽ ảnh hưởng đến sự xác định cường độ âm trung bình ở mỗi phòng. Đó là nguyên nhân việc đo âm thanh được xác định ở những vị trí này.

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Những vị trí đo được xác định ở mỗi phòng.

 Mỗi vị trí đo cần đảm bảo yêu cầu cách tường tối thiểu 1m2 và cách sàn 1m để đảm bảo sự chính xác trong phép đo cường độ âm.

Vị trí 1

Đây là vị trí sát khung cửa kính nhất. Do có sự cấu tạo thay đổi chỉ bằng 1 lớp kính nên khả năng cách âm cũng sẽ không ổn định, có thể sẽ yếu đi.

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Đo hiện trường ở vị trí 1

Vị trí 2 & 3

Hai vị trí này là ảnh hưởng hình dạng kết cấu bên trong phòng nơi có góc vuông căn phòng.

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Đo hiện trường ở vị trí 2&3

Vị trí 4

Đây là vị trí cạnh cửa ra vào bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như khe cửa, kớp nối với tường, chân cửa. Đó đều là những vị trí bất lợi về âm thanh, hay lọt âm qua đây.

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Đo hiện trường ở vị trí 4

Vị trí 5

Nơi giao thoa giữa hai hình dạng khác nhau của căn phòng, sẽ có sự thay đổi về mức cường độ âm.

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Đo hiện trường ở vị trí 5

Vị trí 6

 Đây là vị trí trung tâm phòng khách sạn nơi có sự ổn định nhất về mức cường độ âm.

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Đo hiện trường ở vị trí 6

 Vị trí đo ngoài dàn giáo

Đây là vị trí đặc biệt khi đo khả năng cách âm của tường giao cắt giữa bên trong phòng và bên ngoài. Khi đó, nguồn âm sẽ được đặt trên dàn giáo và kích hoạt một nguồn âm đủ lớn, lớn hơn nhiều so với mức âm nền. Khi có sự chênh lệch về cường độ âm, chúng ta mới có thể xác định được khả năng cách âm của tường hoặc vách.

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Đo âm hiện trường ở vị trí dàn giáo

7. DỤNG CỤ ĐO

Hai dụng cụ được sử dụng để xác định thực nghiệm hai hế số NC và TL: 1- Sound level meter Norsonic 140 và 2- Sound Source OMNI 4’’.

Trong khi Sound source làm nhiệm vụ tạo nguồn ồn lớn hơn tiếng ồn nền cho mục đích xác định hệ số TL thì Sound level meter cho phép xác định cường độ âm tại từng vị trí đo trên dải tần số 1/1 octave hay 1/3 octave.

DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Máy đo mức âm thanh sẽ được sử dụng
DASM khảo sát đo tiếng ồn, tư vấn giải pháp cách âm tiêu âm cho Dự án Khách sạn Quốc tế Sotetsu - HCM
Nguồn âm thanh Norsonic

8. KẾT QUẢ

 Kết quả sẽ được xuất riêng biệt NC và TL. Mỗi kết quả là một phiếu xác nhận kết quả đo đi kèm theo bản thuyết minh tính toàn này.

Kết quả đã được phân tích sau khi đo hiện trường. Giá trị NC đạt theo yêu cầu ở mức NC 24. Với tường thạch cao hay cửa kính đảm bảo yêu cầu 50dB trên tần số cao tuy nhiên ở tần số thấp không đạt như mong muốn.

Đặc biệt với vị trí cửa chính không đạt như yêu cầu do cấu tạo và cách thức cách âm chưa chuẩn.

Bài viết liên quan