Phép thử nghiệm Xác định hệ số hấp thụ âm thanh, hệ số phản xạ, trở kháng bề mặt – Phương pháp tỉ số sóng đứng & phương pháp hàm truyền giúp kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, tối ưu hóa việc nghiên cứu – phát triển các vật liệu tiêu âm – cách âm và so sánh, tính toán thiết kế phòng âm học hiệu quả.
Tổng quan nội dung Phép thử nghiệm Xác định hệ số hấp thụ âm thanh, hệ số phản xạ, trở kháng bề mặt
Tên phép thử nghiệm: Xác định hệ số hấp thụ âm thanh, hệ số phản xạ, trở kháng bề mặt – Phương pháp tỉ số sóng đứng & phương pháp hàm truyền.
Phương pháp thử nghiệm:
ISO10534-1 1996: Acoustics – Determination of sound absorption coefficient and impedance in an impedance tubeS. Part 1: Method using standing wave ratio [1].
ISO 10534-2 1998: Acoustics – Determination of sound absorption coefficient and impedance in impedance tubes – Part 2: Transfer-function method
Thực hiện tại: Phòng thí nghiệm, Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh (DASM).
1. Mục tiêu và đối tượng thử nghiệm
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đặc tính âm học của vật liệu:
- Hệ số hấp thụ âm
- Sức kháng âm học
Đối tượng: Vật liệu tiêu âm hoặc vật liệu cách âm.
2. Quy trình thực nghiệm
Quy trình thực nghiệm sử dụng ống trở kháng.
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và mẫu đo.
- Thực hiện đo mẫu.
- Xử lý và báo cáo kết quả.
3. Lưu ý:
Phép thử nghiệm Xác định hệ số hấp thụ âm thanh, hệ số phản xạ, trở kháng bề mặt bằng phương pháp hàm truyền bao gồm việc sử dụng ống trở kháng, hai vị trí micro và hệ thống phân tích tần số kỹ thuật số để xác định hệ số hấp thụ âm thanh của bộ hấp thụ âm thanh đối với tần suất âm thanh bình thường. Nó cũng có thể được áp dụng để xác định trở kháng bề mặt âm thanh hoặc khả năng tiếp nhận bề mặt của vật liệu hấp thụ âm thanh. Các tỷ số trở kháng của vật liệu hấp thụ âm thanh có liên quan đến những tính chất vật lý của nó như: lực cản luồng không khí, độ xốp, độ đàn hồi và mật độ. Vì vậy, các phép đo được mô tả trong phương pháp thử nghiệm này rất hữu ích cho nghiên cứu cơ bản và phát triển sản phẩm.
Phương pháp hàm truyền tương tự như phương pháp tỉ số sóng đứng ở chỗ nó sử dụng ống trở kháng với nguồn âm thanh được kết nối ở một đầu và mẫu thử nghiệm được gắn trong ống ở đầu kia. Tuy nhiên, kỹ thuật đo lường trong 2 phương pháp là khác nhau.
Ở phương pháp hàm truyền, sóng phẳng được tạo ra trong ống bởi một nguồn tiếng ồn; sự phân hủy trường giao thoa đạt được bằng phép đo áp suất âm thanh tại hai vị trí cố định khi sử dụng micro gắn trên tường hoặc micro chuyển hướng trong ống và tính toán tiếp theo của chức năng truyền âm thanh phức tạp, sự hấp thụ tần suất thông thường, tỷ lệ trở kháng của vật liệu âm thanh. Phương pháp hàm truyền cung cấp một kỹ thuật đo lường thay thế và thường nhanh hơn nhiều so với kỹ thuật đo lường của phương pháp tỉ số sóng đứng.
So với phép đo độ hấp thụ âm thanh trong phòng vang theo phương pháp quy định trong ISO 354:2003: Acoustics – Measurement of sound absorption in a reverberation room (Âm học – Đo lường âm thanh hấp thụ trong phòng vang), có một số khác biệt đặc trưng. Phương pháp phòng vang (trong điều kiện lý tưởng) sẽ xác định hệ số hấp thụ âm thanh cho tần suất âm thanh khuếch tán và có thể được sử dụng để kiểm tra các vật liệu có cấu trúc rõ rệt theo hướng ngang và hướng bình thường. Tuy nhiên, phương pháp phòng vang đòi hỏi các mẫu thử khá lớn nên không thuận tiện cho công tác nghiên cứu và phát triển khi chỉ có các mẫu nhỏ. Phương pháp ống trở kháng được giới hạn trong các nghiên cứu tham số ở tần suất bình thường nhưng yêu cầu các mẫu của đối tượng thử nghiệm có cùng kích thước với mặt cắt ngang của ống trở kháng. Đối với các vật liệu có phản ứng cục bộ, hệ số hấp thụ âm tần số khuếch tán có thể được ước tính từ kết quả đo thu được bằng phương pháp ống trở kháng. Để chuyển đổi các kết quả thử nghiệm từ phương pháp ống trở kháng (tần suất bình thường) sang tần suất âm thanh khuếch tán, xem phụ lục F.
Vai trò – tầm quan trọng của Phép thử nghiệm Xác định hệ số hấp thụ âm thanh, hệ số phản xạ, trở kháng bề mặt
Phép thử nghiệm Xác định hệ số hấp thụ âm thanh, hệ số phản xạ, trở kháng bề mặt – Phương pháp tỉ số sóng đứng & phương pháp hàm truyền do Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh thực hiện giúp đáp ứng mọi nhu cầu thiết thực như:
- Khách hàng mong muốn kiểm soát tiếng ồn.
- Doanh nghiệp cần kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, tối ưu hóa việc nghiên cứu – phát triển vật liệu tiêu âm, cách âm.
- Người sử dụng có căn cứ để so sánh, tính toán thiết kế phòng âm học hiệu quả.
- Lấy chứng chỉ, kết quả kiểm nghiệm để gia tăng sức cạnh tranh – doanh số, hoặc đưa sản phẩm vào lắp đặt, sử dụng, thi công… trong các công trình, dự án một cách thuận lợi, minh bạch, hợp quy.
Bên cạnh đó, nếu mẫu thử chưa đạt chuẩn, DASM sẽ tiến hành công tác tư vấn, thiết kế các giải pháp hình dáng/ kết cấu/ vật liệu sử dụng để hiệu chỉnh thiết kế một cách tinh gọn, hiệu quả, có chi phí tiết kiệm.
Nếu như trước đây, bạn còn vướng mắc một số băn khoăn, lo lắng và phải chi nhiều khoản phí cho các hoạt động tương tự tại nước ngoài thì hiện giờ chỉ cần liên hệ đến DASM. Toàn bộ quy trình còn lại sẽ được chúng tôi chủ động thực hiện trọn gói trong thời gian nhanh nhất để hoàn thiện trải nghiệm khách hàng về chúng tôi: DASM cung cấp dịch vụ tư vấn âm thanh với chất lượng thực sự vượt trội, mức giá được coi là cạnh tranh nhất trong ngành cùng các chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm.
Ý nghĩa của dịch vụ thử nghiệm âm học tại DASM
Cuộc sống thương mại toàn cầu hóa ngày nay mở ra vô số thị trường mới và nguồn cung cấp khắp năm châu. Đi kèm với nó là các quy định và tiêu chuẩn quốc tế giúp khách hàng dễ dàng đánh giá chất lượng – truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, lựa chọn được những mặt hàng phù hợp/vượt trội. Đặc biệt, chúng còn hỗ trợ các nhà sản xuất không ngừng cải tiến và hoàn thiện về công nghệ, kỹ thuật, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, bán hàng… v.v…
Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh (DASM) là thương hiệu tiên phong, toàn diện, chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực âm học. Ngày 12/1/2023, DASM được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp giấy chứng nhận số 114/TĐC – HCHQ, chứng nhận đã đăng ký hoạt động thử nghiệm đối với tổng hợp đa ngành trong lĩnh vực Cơ lý (số đăng ký: 707/TN – TĐC).
Dịch vụ các phép thử nghiệm âm học của chúng tôi cung cấp đến khách hàng kết quả chuyên môn thiết thực để đáp ứng được tính bền vững, hiệu suất tiêu chuẩn, các giải pháp – tư vấn – hiệu chỉnh thiết kế… tối ưu cho sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, bạn sẽ cập nhật, đáp ứng và thích nghi với những tiêu chuẩn quốc tế thay đổi không ngừng để đột phá về doanh thu, lợi nhuận và nâng tầm thương hiệu.
Đồng thời, chúng còn có ý nghĩa thúc đẩy việc tối ưu hóa quy trình sản xuất – tiếp thị sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm; góp phần cải thiện giá trị, mở rộng thị trường, lan tỏa lợi thế sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp tại Việt Nam, khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Quý khách có nhu cầu thực hiện Phép thử nghiệm Xác định hệ số hấp thụ âm thanh, hệ số phản xạ, trở kháng bề mặt – Phương pháp tỉ số sóng đứng & phương pháp hàm truyền xin vui lòng liên hệ qua Hotline để được tư vấn chi tiết!