Phép thử nghiệm Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp khu vực công cộng, dân cư và khu công nghiệp cung cấp thông tin hữu ích để xác định các biện pháp ưu tiên kiểm soát tiếng ồn hoặc các nghiên cứu dịch tễ học về sự tổn thương thính lực…
Tổng quan nội dung Phép thử nghiệm Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp khu vực công cộng, dân cư và khu công nghiệp
Tên phép thử nghiệm: Âm học – Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp – Phương pháp kỹ thuật.
Phương pháp thử nghiệm:
ISO 9612:2009: Acoustics – Determination of occupational noise exposure – Engineering method [1].
Thực hiện tại: Hiện trường khu vực công cộng, dân cư và khu công nghiệp.
1. Mục tiêu và đối tượng thử nghiệm
– Mục tiêu thử nghiệm
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp kỹ thuật đo đối với sự tiếp xúc với tiếng ồn của người lao động trong môi trường làm việc và tính mức tiếp xúc tiếng ồn. Tiêu chuẩn này đề cập đến các mức âm trọng số A nhưng cũng có thể áp dụng được cho các mức âm trọng số C. Tiêu chuẩn này quy định 3 phương thức đo khác nhau. Phương pháp này hữu ích trong trường hợp yêu cầu cần xác định mức tiếp xúc tiếng ồn đến cấp độ kỹ thuật, ví dụ các nghiên cứu chi tiết sự tiếp xúc với tiếng ồn, hoặc các nghiên cứu dịch tễ học về sự tổn thương thính lực hoặc các ảnh hưởng có hại khác.
Quá trình tiến hành đo đòi hỏi sự quan sát và phân tích các điều kiện tiếp xúc tiếng ồn. Do đó chất lượng của phép đo có thể kiểm soát được. Tiêu chuẩn này cung cấp phương pháp ước tính độ không đảm bảo của các kết quả đo.
Tiêu chuẩn này không nhằm để đánh giá lấp âm của lời nói hoặc để đánh giá siêu âm, hạ âm và các hiệu ứng phi âm thanh của tiếng ồn. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phép đo mức tiếp xúc tiếng ồn của tai khi đeo thiết bị bảo vệ thính giác.
Kết quả của các phép đo thực hiện theo tiêu chuẩn này có thể cung cấp thông tin hữu ích khi xác định các biện pháp ưu tiên kiểm soát tiếng ồn.
– Đối tượng thử nghiệm
Công nhân xây dựng – cơ khí, công nhân nhà máy, người lao động phải tiếp xúc với tiếng ồn trong môi trường làm việc…
– Phương pháp thực nghiệm
Tiêu chuẩn này đưa ra 3 phương thức đo dùng để xác định sự tiếp xúc tiếng ồn tại nơi làm việc, đó là:
- Phép đo theo nguyên công: phân tích công việc thực hiện trong ngày và chia thành số lượng các nguyên công đại diện, và đối với từng nguyên công tách riêng các phép đo mức áp suất âm (xem Điều 9);
- Phép đo theo nghề: lấy một số mẫu ngẫu nhiên của mức áp suất âm trong quá trình thực hiện các công việc riêng biệt (xem Điều 10);
- Phép đo theo ngày: đo liên tục mức áp suất âm trong các ngày làm việc trọn vẹn (xem Điều 11); Các hướng dẫn chi tiết về việc chọn lựa phương thức đo được nêu tại Phụ lục B.
– Phân tích công việc
Phân tích công việc là yêu cầu đối với tất cả các tình huống. Phân tích này cung cấp tất cả thông tin cần thiết để:
- Mô tả các hoạt động của doanh nghiệp và công việc của người lao động đang được xem xét;
- Xác định các nhóm tiếp xúc đồng đều với tiếng ồn (xem 7.2), nếu phù hợp;
- Xác định ngày danh định hoặc những ngày đối với từng người lao động hoặc nhóm;
- Xác định những nguyên công để thực hiện nghề, nếu phù hợp;
- Xác định những tiếng ồn có khả năng xảy ra;
- Chọn phương thức đo;
- Lập kế hoạch đo.
- Việc phân tích công việc cần chú ý tới sản xuất, quy trình, tổ chức, người lao động và các hoạt động.
Phép đo có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phương thức đo theo nguyên công, theo nghề và theo ngày. Khi sử dụng phương thức đo nào, thì điều quan trọng là nhận dạng được tất cả các trường hợp đáng kể gây ra tiếng ồn và đảm bảo rằng trong kế hoạch đo có tính đến các trường hợp này.
2. Quy trình thực nghiệm
Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị, bố trí các thiết bị, microphone…
- Xác định vị trí đặt microphone.
- Thực hiện đo mẫu.
- Xử lý và báo cáo kết quả.
3. Độ không đảm bảo đo
– Tác động cơ học lên micro
Có thể tránh các sai số phép đo các tác động cơ học lên micro, bằng cách không chạm hoặc tác động vào micro hoặc cái chắn gió. Ảnh hưởng này rất khó quan sát khi dùng máy đo cá nhân đo mức tiếp xúc âm. Nhiều thiết bị đo ghi các mức âm cao nếu micro và/hoặc các thiết bị nối bị chạm vào, bị chà xát, hoặc bị tiếp xúc với các vật khác.
Các phép đo cần được kiểm tra độ không đảm bảo này bằng cách so sánh kết quả đo chi tiết (lưu lại) khi có sẵn và sự quan sát trong quá trình đo (ví dụ ghi chép trong sổ tay). Nếu xuất hiện các giá trị đỉnh không rõ, thì cần điều tra tìm hiểu sự ảnh hưởng lên kết quả đo và cần đo lại nếu sự ảnh hưởng là đáng kể. Trong trường hợp khi sử dụng thiết bị không có chức năng ghi và không thể giải thích được giá trị đỉnh cao, cần tiến hành đo lại.
– Gió và dòng khí
Cần tránh đo tại nơi dòng khí có vận tốc thổi cao. Nếu không thể, cần tránh để giảm tiếng ồn tới mức thấp nhất. Nếu có thể, cần kiểm tra ảnh hưởng của dòng khí bằng cách đo tại nơi có công việc tương tự nhưng không có dòng khí. Nếu không thể, có thể đánh giá tiếng ồn này tại nơi có lượng gió tương tự nhưng không có tiếng ồn nghề nghiệp.
Có thể giảm tiếng ồn dòng khí bằng việc sử dụng micro có chụp chắn gió. Đối với máy đo cá nhân đo mức tiếp xúc âm, kích thước của chụp chắn gió thường bị hạn chế. Khi sử dụng máy đo mức âm cầm tay với chụp chắn gió lớn hơn, có thể kiểm soát được đáng kể ảnh hưởng tiềm ẩn của tiếng ồn do dòng khí.
Cần trang bị chụp chắn gió với kích thước đường kính nhỏ nhất là 60mm cho máy đo mức âm cầm tay để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn do dòng khí hoặc gió.
Chú thích: Sự đóng góp của gió và dòng khí phụ thuộc vào vận tốc gió và kích thước chụp gió. Với chụp gió có đường kính 60mm hoặc lớn hơn thì mức áp suất âm trọng số A khoảng 80dB thướng không bị ảnh hưởng nhiều bởi vận tốc gió trên 10m/s.
– Những âm thanh góp thêm vào
Cần chú ý khi xác định các âm thanh liên quan đến mức tiếp xúc tiếng ồn. Các tiếng ồn như radio, tiếng nói, tín hiệu báo sẽ phải coi là các tiếng ồn liên quan nếu việc phân tích công việc cho thấy rằng chúng là một phần của trạng thái công việc bình thường. Tuy nhiên, nếu người thực hiện phép do có đủ các lý do hợp lý để coi những tiếng ồn này là không liên quan thì có thể loại bỏ chúng từ các số liệu đo được, với điều kiện là điều này được báo cáo.
Nếu tại nơi làm việc quan sát thấy có hiện tượng không bình thường trong quá trình đo, thì cần đánh giá các ảnh hưởng có thể có đối với kết quả của phép đo. Nếu ảnh hưởng này là đáng kể thì phải tiến hành các phép đo mới.
Vai trò – tầm quan trọng của Phép thử nghiệm Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp khu vực công cộng, dân cư và khu công nghiệp
Phép thử nghiệm Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp khu vực công cộng, dân cư và khu công nghiệp do Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh thực hiện giúp đáp ứng các nhu cầu về việc:
- Xác định các biện pháp ưu tiên kiểm soát tiếng ồn, ngăn ngừa tiếng ồn, cách ly nguồn gây ra tiếng ồn, thực hiện biện pháp giảm thiểu để tránh các rủi ro về sức khỏe – an toàn và không tác động xấu đến xung quanh.
- Cung cấp các thông tin hữu ích cho những nghiên cứu dịch tễ học về sự tổn thương thính lực.
- Dự báo sự rủi ro mang tính lâu dài về sự suy giảm thính lực đối với người lao động.
- Đo đạc môi trường lao động và phân công công việc phù hợp. Tập huấn cho người làm việc có tiếp xúc với môi trường ồn biết rõ tác hại của tiếng ồn và các biện pháp làm việc an toàn.
- Hỗ trợ các vấn đề tranh chấp pháp lý, kiện tụng, trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Nếu như trước đây, bạn còn vướng mắc một số băn khoăn, lo lắng và phải chi nhiều khoản phí cho các hoạt động tương tự tại nước ngoài thì hiện giờ chỉ cần liên hệ đến DASM. Toàn bộ quy trình còn lại sẽ được chúng tôi chủ động thực hiện trọn gói trong thời gian nhanh nhất để hoàn thiện trải nghiệm khách hàng về chúng tôi: DASM cung cấp dịch vụ tư vấn âm thanh với chất lượng thực sự vượt trội, mức giá được coi là cạnh tranh nhất trong ngành cùng các chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tâm.
Ý nghĩa của dịch vụ thử nghiệm âm học tại DASM
Cuộc sống thương mại toàn cầu hóa ngày nay mở ra vô số thị trường mới và nguồn cung cấp khắp năm châu. Đi kèm với nó là các quy định và tiêu chuẩn quốc tế giúp khách hàng dễ dàng đánh giá chất lượng – truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, lựa chọn được những mặt hàng phù hợp/vượt trội. Đặc biệt, chúng còn hỗ trợ các nhà sản xuất không ngừng cải tiến và hoàn thiện về công nghệ, kỹ thuật, nguyên vật liệu, phương thức sản xuất, bán hàng… v.v…
Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh (DASM) là thương hiệu tiên phong, toàn diện, chuyên nghiệp, uy tín hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực âm học. Ngày 12/1/2023, DASM được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp giấy chứng nhận số 114/TĐC – HCHQ, chứng nhận đã đăng ký hoạt động thử nghiệm đối với tổng hợp đa ngành trong lĩnh vực Cơ lý (số đăng ký: 707/TN – TĐC).
Dịch vụ các phép thử nghiệm âm học của chúng tôi cung cấp đến khách hàng kết quả chuyên môn thiết thực để đáp ứng được tính bền vững, hiệu suất tiêu chuẩn, các giải pháp – tư vấn – hiệu chỉnh thiết kế… tối ưu cho sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, bạn sẽ cập nhật, đáp ứng và thích nghi với những tiêu chuẩn quốc tế thay đổi không ngừng để đột phá về doanh thu, lợi nhuận và nâng tầm thương hiệu.
Quý khách có nhu cầu thực hiện Phép thử nghiệm Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp khu vực công cộng, dân cư và khu công nghiệp xin vui lòng liên hệ qua Hotline để được tư vấn chi tiết!