Thời gian âm vang của phòng được coi là một chỉ thị chính của các đặc tính âm thanh. Trong khi thời gian âm vang liên tục được coi như một tham số quan trọng, thì có một sự thống nhất hợp lý là các phép đo khác, ví dụ như đo các mức áp suất âm tương đối, các tỉ lệ năng lượng sớm/muộn, các phần năng lượng nhánh, các hàm tương quan chéo giữa tai nghe và mức tiếng ồn nền, là cần thiết cho sự đánh giá đầy đủ hơn về chất lượng âm thanh phòng.
Tiêu chuẩn này thiết lập phương pháp để nhận được các thời gian âm vang từ các đáp ứng xung và từ tiếng ồn ngắt quãng. Các phụ lục trong tiêu chuẩn này giới thiệu về các khái niệm và chi tiết về các quy trình đo đối với một số phương pháp mới hơn, tuy nhiên điều này không phải là một phần của các yêu cầu kỹ thuật chính của tiêu chuẩn này. Mục đích của tiêu chuẩn này là để có thể so sánh các phép đo thời gian âm vang với độ đảm bảo đo cao hơn và thúc đẩy việc sử dụng cũng như sự đồng nhất của các phép đo mới.
Phụ lục A giới thiệu các số đo dựa trên đáp ứng xung bình phương: số đo thời gian âm vang (thời gian suy giảm sớm) và các số đo các mức áp suất âm tương đối, các phần năng lượng sớm/muộn, các phần năng lượng nhánh trong các thính phòng. Trong các loại phép đo này, vẫn cần phải xác định các phép đo nào là phù hợp nhất để tiêu chuẩn hóa; tuy nhiên, do chúng đều có thể được xác định từ các đáp ứng xung, nên sẽ là phù hợp để đưa đáp ứng xung làm cơ sở cho các phép đo tiêu chuẩn. Phụ lục B giới thiệu các phép đo cả hai bên tai và đầu và sử dụng bộ mô phỏng nửa thân trên (các đầu giả) theo yêu cầu để thực hiện các phép đo hai tai trong các thính phòng. Phụ lục C giới thiệu các phương pháp hỗ trợ được cho là hữu ích để đánh giá các điều kiện âm thanh theo quan điểm của các nhạc sỹ.
[pdf id=’4797′]