Lô 10, KCN Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội

Chuyên gia âm thanh cao cấp VOV Trần Công Chí: DASM thúc đẩy ngành âm học Việt Nam phát triển

Chuyên gia âm thanh cao cấp VOV Trần Công Chí: DASM thúc đẩy ngành âm học Việt Nam phát triển

“Cần có tổ chức khoa học uy tín, tiên phong, minh bạch, độc lập như DASM thúc đẩy ngành âm học Việt Nam phát triển một cách tích cực, đón đầu các xu thế và tiệm cận được với thế giới!” – Kỹ sư Trần Công Chí, Chuyên gia âm thanh cao cấp Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ trong chuyến thăm và làm việc tại Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu Âm thanh chiều 15/12.

Đoàn Chuyên gia âm thanh cao cấp Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Công Chí đến tham quan và trao đổi hợp tác với Viện DASM chiều 15/12

“Người truyền lửa” cho các thế hệ kỹ sư – đạo diễn âm thanh
Sinh năm 1939, Kỹ sư (KS) Trần Công Chí du học ở CHDC Đức vào thập niên 60. Từ 1970, ông công tác tại Ủy ban Phát thanh – Truyền hình (UBPTTH) và gắn bó với Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho đến khi nghỉ hưu.

Website VOV đăng tải thông tin: “Trong những tháng năm công tác ở UBPTTH, một trong các nhiệm vụ của KS. Trần Công Chí là nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật về công nghệ âm thanh trên thế giới cho lĩnh vực phát thanh, truyền hình nước nhà, ví dụ như công nghệ thu thanh stereo. Theo đó, VOV đã mời Thứ trưởng, Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan về phòng thu ở 58 Quán Sứ để trình diễn stereophony (âm thanh lập thể), nhằm thuyết phục họ đồng ý cấp kinh phí mua thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu thu thanh stereo. Nhưng Đài chưa có thiết bị thì lấy gì để mô tả? Ông mang từ nhà bộ dàn âm thanh tự lắp từ năm 1962 ở CHDC Đức để mọi người nghe thử và giải thích thế nào là stereophony. Các vị khách gật gù: “Nghe như mỗi nhạc cụ ngồi một vị trí, tiếng đàn bên trái, tiếng kèn bên phải, tiếng trống và người hát lại ở giữa… dù chỉ có 2 loa, hay đấy!”. Và thế là kinh phí để mua loạt máy ghi âm stereo chuyên dụng đầu tiên về làm thử nghiệm được phê duyệt.

KS. Trần Công Chí từng tham gia nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành mà sau đó hầu hết kết quả đều được ứng dụng vào thực tiễn. Anh em ở Trung tâm Âm thanh VOV thế hệ sau này vẫn còn nhắc về một “phòng câm” (khái niệm “phòng câm” có thể hiểu đơn giản là phòng không có chút phản âm nào), chuyên dùng cho đo lường khảo sát các tham số kỹ thuật của thiết bị âm thanh như loa, microphone… và đặc biệt để nghiên cứu các tính năng âm học của nguồn âm như tiếng nói, âm nhạc và nhạc khí (laboratory acoustics).

Phòng câm được ông thiết kế và cùng anh em trong phòng kỹ thuật tự tay xây dựng vào năm 1972 tại 45 Bà Triệu rồi miệt mài nghiên cứu âm thanh phục vụ cho ngành. Ông tham gia vào các đề tài nghiên cứu như: Tính năng âm học của nhạc cụ dân tộc, Đặc tính âm thanh của tiếng Việt, Phương pháp khảo sát độ rõ tiếng nói bằng logatom… nhằm phục vụ công tác sản xuất các chương trình PTTH nói riêng và công nghệ thông tin – truyền thông nói chung…”

Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh chia sẻ với đối tác về tầm nhìn – sứ mệnh, định hướng phát triển, các hoạt động, dịch vụ, những dự án trọng điểm Viện đã thực hiện…

Năm 1981, vị chuyên gia tâm huyết theo đuổi sự nghiệp đào tạo kỹ sư – đạo diễn âm thanh với chương trình chuyên ngành hẹp gồm 52 môn, đủ các môn khoa học kỹ thuật và âm nhạc nghệ thuật, thời gian đào tạo 5,5 năm. Đến năm 1990, ý tưởng này mới trở thành hiện thực.

Trong một lần tra cứu thông tin trên mạng internet, KS. Trần Công Chí đọc được bài viết “DASM Anechoic Room – Phòng hấp thụ âm thanh “xịn sò” nhất Việt Nam”. Đó là căn Phòng hấp thụ âm thanh được đội ngũ tiến sĩ khoa học, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực âm học của chính Viện DASM tự tay thiết kế, thi công bằng các vật liệu chất lượng loại 1 do Công ty Cổ phần Xây dựng & Nội thất Remak cung ứng. Có thể nói, nó đã trở thành kết tinh tinh hoa trí tuệ và tâm huyết của DASM. Nhất là khi Anechoic Room được bên thứ ba độc lập (khách hàng từng xây dựng loại phòng tương tự cho thương hiệu sản xuất và phân phối các thiết bị điện thoại, máy tính bảng VinSmart) nhận xét là phòng thử nghiệm “xịn sò” nhất Việt Nam. Độ ồn của Phòng hấp thụ âm thanh thuộc Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh là dưới 8dB vào ban ngày và chỉ tầm 2dB vào ban đêm. Không có tiếng vang, DASM Anechoic Room hấp thụ tới 99% âm thanh, còn được mệnh danh là “Căn phòng yên tĩnh nhất Việt Nam”.

Sau đó, Chuyên gia âm thanh cao cấp VOV lập tức liên hệ và cùng đoàn các kỹ sư – đạo diễn âm thanh, giảng viên Trường Đại học Xây dựng đến tham quan cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và trao đổi công việc tại DASM.

“Tôi tin tưởng ở sức trẻ và sự chuyên nghiệp, công tâm của DASM”
Trong không khí trao đổi, thảo luận học thuật chuyên sâu một cách tâm huyết và đầy cởi mở, Viện trưởng Nguyễn Phương Lâm cùng các chuyên gia cao cấp – đội ngũ cán bộ của Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh thẳng thắn chia sẻ với đối tác về tầm nhìn – sứ mệnh, định hướng phát triển, các hoạt động, dịch vụ, những dự án trọng điểm Viện đã thực hiện… Vì âm học là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh một số công trình, dự án đang tồn tại thực trạng “thỏa thuận ngầm”, đưa vào các kết quả kiểm định, đo đạc, thí nghiệm, khảo sát… mang tính chất “phù phép” cho đặc tính cơ lý của vật liệu. Từ đó dẫn đến không ít hệ quả tiêu cực, làm sai lệch, suy giảm hiệu suất âm học cũng như chất lượng của công trình. Đây là vấn đề trăn trở suốt thời gian dài của KS. Trần Công Chí trên cương vị chuyên gia tư vấn và thiết kế âm thanh ở nhiều công trình quy mô như: Nhà hát Lớn Hà Nội, Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh quốc gia, Trung tâm Hội nghị quốc gia, Trung tâm phát thanh quốc gia, Trung tâm Kỹ thuật của hãng phim Giải Phóng, Nhà Quốc hội…, các Trung tâm kỹ thuật của các Đài PTTH, các trung tâm văn hóa, nhà hát, rạp chiếu phim ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước… v.v…

Trong hoạt động lần này, hai bên cùng nhau chia sẻ về trường hợp điển hình thú vị: Nhà hát Hồ Gươm của Bộ Công an – đại diện duy nhất của Việt Nam vừa lọt vào danh sách “Top 10 nhà hát opera tuyệt vời nhất thế giới” do trang web 10best của tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới World Travel Awards (WTA) công bố. Kết quả được nhóm chuyên gia du lịch của tổ chức WTA bình chọn dựa theo các tiêu chí về thiết kế, trải nghiệm nghệ thuật mang tới cho công chúng. Họ nhấn mạnh: Top 10 nhà hát opera không chỉ là điểm biểu diễn đơn thuần mà còn là “thánh đường” của nghệ thuật và âm nhạc, nơi giao hòa giữa truyền thống và đổi mới. Công trình Nhà hát Hồ Gươm sử dụng số lượng lớn bông khoáng, bông thủy tinh, mút gai kim tự tháp và tấm sonic do Cty CP Xây dựng & Nội thất Remak tự sản xuất – cung ứng. Nhóm vật liệu này đều được khách hàng Remak thực hiện các Kết quả thử nghiệm Xác định tổn thất năng lượng âm thanh tại Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh. Bên cạnh đó, một số dự án do Bộ Công an làm chủ đầu tư đã hoàn công hoặc đang trong quá trình xây dựng cũng từng ứng dụng kết quả thử nghiệm do DASM thực hiện để xác thực hiệu suất âm học, chất lượng vật liệu, tính khả thi của các giải pháp… v.v…

Nhà hát Hồ Gươm của Bộ Công an – đại diện duy nhất của Việt Nam vừa lọt vào danh sách “Top 10 nhà hát opera tuyệt vời nhất thế giới” do trang web 10best của tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới World Travel Awards (WTA) công bố. Đây là công trình tiêu biểu sẽ đem lại cho giới chuyên gia – kỹ sư – đạo diễn âm thanh nhiều trải nghiệm cũng như kinh nghiệm thẩm âm, đo đạc, thử nghiệm, tư vấn, thiết kế, học hỏi… quý giá
Hệ thống loa Array và loa Constellation nằm chìm trong tường, vòm, được thiết kế cách điệu hình lá lúa với các lỗ nhỏ như tổ ong. Hệ thống Constellation được biết đến với việc tạo ra môi trường âm thanh sống động. Công nghệ này có khả năng bắt âm từ sân khấu cho đến toàn bộ phòng hòa nhạc một cách tối ưu thông qua các micro cảm biến. 16 micro trên sân khấu, hơn 40 micro trải khắp phòng hòa nhạc và ngay dưới ban-công. Cùng với đó là 181 loa phân bố khắp tòa nhà. Tất cả giúp thay đổi âm thanh cả trên sân khấu và trong phòng hòa nhạc nhằm đem lại những trải nghiệm âm thanh rõ nét, mượt mà nhất cho những người nghệ sĩ đang biểu diễn cũng như khán giả thưởng thức, dù ở bất cứ vị trí nào, hoặc loại hình âm nhạc là cổ điển thính phòng, rock ‘n’ roll, jazz… hay opera

Công trình Nhà hát Hồ Gươm sử dụng số lượng lớn bông khoáng, bông thủy tinh, mút gai kim tự tháp và tấm sonic do Cty CP Xây dựng & Nội thất Remak tự sản xuất – cung ứng. Nhóm vật liệu này đều được khách hàng Remak thực hiện các Kết quả thử nghiệm Xác định tổn thất năng lượng âm thanh tại Viện Phát triển & Ứng dụng Vật liệu âm thanh
KS. Trần Công Chí  đánh giá: “Cần có tổ chức khoa học uy tín, tiên phong, minh bạch, độc lập như DASM thúc đẩy ngành âm học Việt Nam phát triển một cách tích cực, đón đầu các xu thế và tiệm cận được với thế giới!”

Với góc nhìn từ âm học kiến trúc, mặc dù còn nhiều tranh cãi về nguyên tắc âm học trong kiến trúc tráng lệ của Nhà hát Hồ Gươm, nhưng hệ thống trang thiết bị âm thanh đều tuân thủ tiêu chuẩn cao cấp, hiện đại bậc nhất thế giới. Hệ thống loa Array và loa Constellation nằm chìm trong tường, vòm, thiết kế cách điệu hình lá lúa với các lỗ nhỏ như tổ ong. Hệ thống Constellation được biết đến với việc tạo ra môi trường âm thanh sống động. Công nghệ này có khả năng bắt âm từ sân khấu cho đến toàn bộ phòng hòa nhạc một cách tối ưu thông qua các micro cảm biến. 16 micro trên sân khấu, hơn 40 micro trải khắp phòng hòa nhạc và ngay dưới ban-công. Cùng với đó là 181 loa phân bố khắp tòa nhà. Tất cả giúp thay đổi âm thanh trên sân khấu và trong phòng hòa nhạc nhằm đem lại những trải nghiệm âm thanh rõ nét, mượt mà nhất cho những người nghệ sĩ  đang biểu diễn cũng như khán giả thưởng thức, dù ở bất cứ vị trí nào, hoặc loại hình âm nhạc là cổ điển thính phòng, rock ‘n’ roll, jazz… hay opera. Đồng thời, giải pháp thông minh đến từ Công ty Meyer Sound Laboratories (Mỹ) – thương hiệu từng trang bị cho các sân khấu Broadway và nhà hát trên khắp thế giới giúp tiết kiệm chi phí hơn so với việc phải thay đổi nhiều yếu tố vật lý trong không gian biểu diễn để điều chỉnh thời gian vang.

Nhà hát Hồ Gươm là công trình tiêu biểu sẽ đem lại cho giới chuyên gia – kỹ sư – đạo diễn âm thanh nhiều trải nghiệm cũng như kinh nghiệm thẩm âm, đo đạc, thử nghiệm, tư vấn, thiết kế, học hỏi… quý giá. “Cần có tổ chức khoa học uy tín, tiên phong, minh bạch, độc lập như DASM thúc đẩy ngành âm học Việt Nam phát triển một cách tích cực, đón đầu các xu thế và tiệm cận được với thế giới! Tôi tin tưởng ở sức trẻ, sự chuyên nghiệp, công tâm của DASM. Rất mong rằng, bên cạnh những dịch vụ thế mạnh, viện nghiên cứu sẽ liên kết sâu rộng thêm cả mảng đào tạo nữa. Trong thời gian tới, tôi dự định tiến hành xúc tiến thỏa thuận hợp tác giữa DASM, doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu đa dạng về giải pháp, vật liệu… để góp phần nâng cao vị thế, chuyên nghiệp hóa các công trình âm học.” – KS. Trần Công Chí khẳng định.

 

Yên Vũ/ DASM

Ảnh: DASM, Remak & VnExpress

Bài viết liên quan